Tủ đông là nơi lưu trữ và bảo quản thực phẩm. Vì vậy, cần phải được vệ sinh thường xuyên và đúng cách để đảm bảo hiệu quả sử dụng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Dưới đây Công ty Vệ sinh ICT sẽ hướng dẫn cách để vệ sinh tủ đông đúng cách hơn nhé!
Trước khi tiến hành vệ sinh tủ lạnh, để đảm bảo an toàn cho bạn và tránh gây hư hỏng cho tủ lạnh, Công ty vệ sinh ICT khuyên bạn lưu ý các điều sau:
* Luôn nhớ rút phích cắm tủ lạnh ra khỏi ổ điện trước khi làm vệ sinh.
* Không sử dụng các chất tẩy rửa dạng lỏng dễ cháy hay có độc để vệ sinh tủ đông.
* Chỉ sử dụng nước rửa chén hoặc nước xà phòng pha loãng khi vệ sinh.
* Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh (thuốc tẩy, hóa chất, xăng, dầu,...) hay bàn chải có thể dễ làm phai, xước màu sơn tủ đông.
* Không sử dụng nước nóng tránh hư hại tủ.
* Lau sạch hơi ẩm bằng mút mềm hoặc vải khô để ngăn không cho nước hoặc chất lỏng lan vào các bộ phận điện và gây giật. |
Sau khi đã chắc chắn không bỏ sót điều gì bên trên thì bạn có thể bắt đầu vệ sinh chiếc tủ đông theo các bước sau: ·
Bước 1: Rút dây nguồn của tủ đông ra khỏi ổ cắm
Bước 2: Lấy hết thực phẩm ra khỏi tủ đông
Trong lúc này, bạn cũng có thể tiện phân loại những thức ăn nào sắp hết hạn sử dụng hoặc không còn dùng nữa để bỏ đi.
Bước 3: Tháo gỡ và làm sạch các khay kệ trong tủ
Hãy tháo hết các khay kệ. Dùng nước rửa chén và một miếng mút mềm lau rửa nhẹ nhàng các khay kệ vừa lấy ra này.
Bạn cũng có thể dùng nước ấm để các vết bẩn trôi đi nhanh hơn, lưu ý là nước ấm. Sau khi đã rửa xong, lau khô và để vào nơi khô cho ráo nước.
Bước 4: Rã đông tủ
Mở cửa tủ tầm 15 - 30 phút để tuyết tan.
Lưu ý: - Khi rã đông đá, tuyết trong tủ tan ra tạo ra nước bạn nên tránh để đầu dây điện dính vào nước, có thể xảy ra tình trạng giật khi sử dụng lại.. - Dọn dẹp khu vực xung quanh tủ tránh các vật khác bị ướt.
Ngoài ra, có nhiều cách khác nhau để xả tuyết ngăn đông, mỗi cách đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, bao gồm:
Chờ cho tuyết tan: Chờ tuyết tan tự nhiên là cách truyền thống để xả tuyết ở ngăn đông. Cách này sẽ mất thời gian, nhất là khi bạn sống ở vùng lạnh, nhưng là cách an toàn nhất.
Dùng máy sấy tóc: Cách này tuyệt đối an toàn nếu bạn thực hiện các quy tắc đảm bảo an toàn cơ bản. Tránh xa vũng nước và giữ cho dây điện của máy sấy tóc cách xa nước hoặc băng tuyết.
Không hướng đầu máy sấy tóc quá sát vào giàn ống xoắn hoặc thành tủ để tránh làm hỏng các bộ phận này, sức nóng cũng có thể làm hư hại các bộ phận bằng nhựa trong tủ.
Dùng cây vét bột: Dùng cây vét bột và làm nóng bằng cách hơ trên lửa. Có lẽ bạn cần đeo găng tay làm bếp khi thực hiện việc này. Sau đó bạn chỉ cần ép cây vét bột vào tảng băng để làm tan băng.
Dùng quạt: Quạt máy thông thường có thể giúp không khí ấm thổi vào ngăn đông, nhưng điều này chỉ có tác dụng khi không khí trong nhà đủ ấm.
Dùng vải nóng: Bạn có thể dùng giẻ nhúng nước thật nóng để làm bong một vài tảng băng. Tập trung vào những khối băng nhỏ ở ngoài rìa, vừa giữ vừa chà vào tảng băng để gỡ ra.
Đặt các bát nước hoặc xoong nước nóng lên các kệ trong ngăn đông: Đặt vài bát hoặc xoong nước sôi lên kệ trong ngăn đông và đóng cửa tủ lại. Hơi nước sẽ làm đá long ra, và bạn có thể gỡ những tảng băng ra bằng tay sau khoảng 20 phút nếu tủ được xả tuyết thường xuyên.
Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây hại cho các kệ trong ngăn đông, bạn nên lót một chiếc khăn gấp thành nhiều lớp dày bên dưới đáy xoong đặt trên kệ.
Bước 5: Vệ sinh bên trong tủ đông
Vì tủ đông là nơi thường xuyên trong tình trạng “ẩm ướt”, nếu sử dụng khăn ướt để lau vào những chỗ dơ có thể sẽ làm chất bẩn lan ra nhiều hơn nên hãy chọn cho mình một miếng vải khô hoặc mút mềm thấm hút tốt.
Lưu ý: Nếu không muốn dùng xà phòng hoặc ghét mùi các chất tẩy rửa hóa học, bạn có thể dùng một ít giấm pha loãng với nước ấm để lau chùi theo tỉ lệ 1 phần giấm, 3 phần nước.
Không những thế, giấm còn có khả năng giết chết vi khuẩn và nấm mốc, đồng thời khử mùi tủ đông vô cùng hiệu quả nhờ nồng độ axit có sẵn trong giấm.
Chú ý làm sạch phần cánh cửa và đệm cao su ở cửa. Đặc biệt là đệm cửa vì đây là nơi thường đọng nước, cáu bẩn.
Bước 6: Vệ sinh bên ngoài tủ đông
Thấm ướt một miếng vải bằng giấm và lau chùi tủ.
Đối với tủ đông dùng mặt kính: bạn chỉ cần dùng khăn giấy và nước chùi kính lau sạch phần bề mặt cửa và phần tay cầm.
Lưu ý:
- Không nên sử dụng chất tẩy rửa mạnh gây bong tróc sơn và bộ phận bằng nhựa của tủ.
- Không sử dụng nước nóng để lau chùi khiến hỏng hóc các chi tiết của tủ đông.
Bước 7: Vệ sinh lỗ thoát nước Lỗ thoát nước ngoài của tủ đông là để lượng nước dư thừa trong tủ lạnh có thể chảy ra ngoài mà không bị dồn ứ lại trong tủ đông, đồng thời khi vệ sinh tủ đông cũng lấy cặn nước bẩn ra khỏi tủ một cách dễ dàng hơn. Nên lau chùi sạch lỗ thoát nước này tránh bị bí bịt lại.
Lưu ý:
- Dùng mút mềm và khăn để không ứ đọng nước trong tủ.
- Chỉ dùng các chất taaye rửa nhẹ, tránh chi tiết cao su bị ăn mòn.
- Chú ý lau phía trong các mép của chi tiết nhựa, cao su để tránh mốc, bụi bẩn.
Bước 8: Gắn lại các khay kệ đã tháo ra, sắp xếp thức ăn vào và cắm phích tủ đông
Bạn cũng nên lau hết lại những chai, lọ để mọi thứ được sạch sẽ hơn, tránh dây bẩn lại cho tủ đông. Cắm điện tủ đông trước tầm 1 tiếng để bên trong có hơi lạnh sau đó sắp xếp thực phẩm vào lại tủ đông như cũ.
Để đảm bảo an toàn, chú ý các đặc điểm sau khi vệ sinh:
- Dây nguồn đã được cắm trở lại chắc chắn vào ổ điện.
- Kiểm tra xem dây nguồn có bị xoắn, vặn hay hư hại gì không.